Chân không trong sản xuất máy biến áp cao áp
Máy biến áp cao áp
· Được thiết kế bao gồm 25-35 tấn gỗ và giấy · Lượng hơi ẩm cần làm khô 300-500 kg · Hơi ẩm bao gồm axit hữu cơ, chất ăn mòn (pH<5) |
Các bước đặc trưng sản xuất máy biến áp cao áp
- Lắp ghép phần lõi máy biến áp
- Làm khô (Vapor Phase Drying) phần lõi máy biến áp (Thời gian khoảng 6 ngày) trong điều kiện chân không
- Lắp ghép phần lõi vào vỏ máy. Quá trình này diễn ra trong điều kiện áp suất thường và điều kiện không khí khô (‘khí hậu sa mạc”). Thời gian lắp ráp từ 3-7 ngày.
- Tăng áp suất để kiểm tra rò rỉ của biến áp khi lắp ráp hoàn thành. Tùy theo yêu cầu, sử dụng phương pháp kiểm tra rò rỉ bằng khí helium để xác định vị trí rò rỉ.
- Sử dụng máy PhoeniXL.
- Bước làm khô cuối cùng thường dùng hệ chân không di động để thực hiện. Thời gian làm khô khoảng 3-7 ngày
- Khi máy biến áp đã được làm khô tiến hành tra dầu máy biến áp.
Thách thức khi làm khô các máy biến áp cao áp loại lớn
- Thời gian làm khô cực lâu nếu sử dụng hệ chân không thông thường
- Lượng nhiệt đưa vào làm khô phần cách điện rất khó kiểm soát
- Thời gian làm khô yêu cầu có thể lên đến 6 tuần -> kém hiệu quả về kinh tế
Để rút ngắn thời gian làm khô, phương pháp làm khô pha hơi (Vapor Phase Drying – VPD) được áp dụng! Ưu điểm của phương pháp này:
- Cải thiện lượng nhiệt truyền bằng cách sử dụng bộ ngưng hơi hydro-cacbon (Ví dụ: Tinh thể dầu hoặc Kerosene)
- Giảm thời gian làm khô xuống khoảng 1 tuần
Mô tả quá trình làm khô pha hơi VPD
- Quá trình tiền làm khô VPD (khoảng 1,5-3 ngày)
2. Quá trình làm khô cuối (Khoảng 1,5-3 ngày)
- Hệ bơm chân không đặc trưng – Bơm chân không vòng nước
Một số nhà sản xuất sử dụng bơm chân không vòng nước để xử lý với các dung môi hóa chất
Cấu hình bơm thông thường bao gồm:
· 2-3 bơm Roots · Bộ làm lạnh/bộ ngưng liên tầng · 1-2 bơm chân không vòng nước nối song song Nhươc điểm của hệ thống này: · Sử dụng tối thiểu 2 bơm Roots để bơm đạt chân không cuối cùng = Hệ thống lắp đặt phức tạp · Mức chân không cuối phụ thuộc vào độ lạnh của nước = Chất lượng thay đổi · Công suất tiêu thụ điện lớn · Phức tạp và lắp đặt tốn kém
|
- Hệ bơm chân không đặc trưng – Bơm chân không vòng dầu
Đa số các nhà sản xuất trên thế giới sử dụng bơm chân không vòng dầu.
Cấu hình bơm thông thường bao gồm:
· 1-2 bơm Roots nối song song · Bộ ngưng liên tầng · 1-8 bơm chân không vòng dầu · Bộ ngưng xả
Thách thức đối với hệ thống kiểu này: · Yêu cầu về bảo vệ hệ thống bơm chống lại các loại hơi xâm nhập bằng cách sử dụng bộ ngưng · Nước làm mát quá nóng thường gây ra vấn đề về độ bền với bơm vòng dầu
|
SOGEVAC® SV300 B
Rotary Vane Pump
Dòng bơm cánh gạt mạnh mẽ nhất cho ứng dụng làm khô pha hơi (VPD)
III. Hệ bơm chân không đặc trưng – Bơm chân không vòng nước
Hệ thống bơm đời mới sử dụng hệ bơm khô.
Cấu hình bơm thông thường bao gồm:
· 1-2 bơm Roots nối song song · 1-2 bơm chân không khô
Ưu điểm: · Chân không cuối tốt nhất, không phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh hay nhiệt độ của nước làm mát. · Mạnh mẽ, không cần áp dụng dịch vụ bảo trì nào đặc biệt · Không cần sử dụng hệ ngưng bên
|
ScrewLine – Giải pháp tốt nhất cho VPD!
Ưu điềm của dóng SCREWLINE: Xử lý hơi an toàn
Hệ thống làm mát Roto hiệu quả – Hệ thống làm mát đảm bảo Roto hoạt động ở nhiệt độ thấp (<100oC) và an toàn. |
Làm loãng hơi bằng Gas Ballast – Hơi đi vào trong bơm được làm loãng bằng Gas Ballsat để tránh sự ngưng tụ – Hơi có khả năng ngưng tụ được đẩy ra ngoài bằng dòng khí |
CÔNG TY CP HYESUNGTECH VIET NAM
VPGD: Số 3 Ngõ Viện Máy, tổ 21 Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Miền Nam: 265 Tỉnh lộ 15, Ấp 1, xã Tân Thạnh Tây, Huyện Củ Chi, TP. HCM
Điện thoại: 0972.294.380 (Mr. Thiện) (Zalo; viber; mobi)
Email: thiennguyen@hyesungtech.com.vn
Website: https://vacuumservices.com.vn/