ỨNG DỤNG BƠM CHÂN KHÔNG TRONG SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN

ỨNG DỤNG BƠM CHÂN KHÔNG TRONG SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN

Ngày nay trong công nghiệp, xây dựng, kính sử dụng thay thế cho nhiều vật liệu khác. Việc sử dụng các tấm kính cần phải đảm bảo được các yếu tố như: độ bền cao, chịu được va đập mạnh hay khi vỡ thì không văng ra từng mảnh không gây nguy hiểm cho con người. Những tấm kính đó được gọi là kính an toàn, kính cường lực.

 

Kính an toàn, kính cường lực được sản xuất từ các loại màng PVB (chất keo đặc biệt được cấu thành từ chất Polyvityl Butyral) và 2 tấm kính (hoặc nhiều hơn). Các tấm kính này đảm bảo được các yếu tố như: độ bền cao, chịu được va đập mạnh hay khi vỡ thì không văng ra từng mảnh không gây nguy hiểm cho con người.

 

Quá trình sản xuất kính dán an toàn sử dụng màng PVB:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, Vật liệu là những tấm kính sạch theo các khổ khác nhau và màng dán kính. Kính được rửa và sấy khô để xử lý sạch hai bề mặt.

Bước 2: Tấm kính thứ nhất được đặt lên giá định vị sau đó phủ lớp màng lên tấm kính, tấm màng bằng kích thước tấm kính.

Bước 3: Sau khi tấm kính thứ nhất được phủ màng thì ta tiến hành cho cho tấm kính thứ 2 đặt lên trên tấm thứ nhất, hai tấm kính tạm thời dính vào nhau bởi lớp màng.

Bước 4: Sau khi các tấm kính được ghép với nhau xong xuôi, tùy vào công nghệ các tấm kính có thể được đưa vào buồng kín hay để trong túi silicon để gia nhiệt và hút chân không. Các tấm kính được gia nhiệt ở 80°C và hút chân không trong thời gian 1h. sau đó tăng nhiệt độ lên 150°C trong vòng 1,5-2h. Trong suốt quá trình gia nhiệt áp suất chân không cần được duy trì ở 1 mức nhất định.

– Sau thời gian gia nhiệt lớp màng chảy ra kết dính 2 tấm kính, việc hút chân không đảm bảo không có bọt khí giữa hai tầm kính.

Bước 5: Sau thời gian hút và gia nhiệt các tấm kính được làm nguội dần dần tránh quá trình sốc nhiệt, sau khi làm nguội xong ta có tấm kính mới được tạo thành 2 tấm ghép với nhau.

Bước 6: Kiểm tra chất lượng

 

Đặc tính bền bỉ và độ an toàn cao giúp kính an toàn ứng dụng nhiều trong các công trình quy mô lớn. Công nghệ chân không được ứng dụng cho quá trình sản xuất trên đem lại những giá trị quan trọng:

  • Đảm bảo không có bọt khí xuất hiện giữa 2 tấm kính. Hỗ trợ quá trình gia nhiệt bởi áp suất chân không.
  • Thời gian sản xuất được rút ngắn so với phương pháp cũ.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm tình trạng sản phẩm không đạt chuẩn.
  • Nhờ việc hút chân không nên các sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều.

 

Ngoài quy trình sản xuất trình bày ở trên, công nghệ chân không cũng được sử dụng cho việc di chuyển, thao tác với các tấm kính. Phổ biến nhất là chân không khí nén cho các cánh tay robot. Chúng giúp việc di chuyển, thao tác với các tấm kính an toàn, tiết kiệm, không gây xây xước bề mặt.

 

Bơm chân không vòng dầu là loại bơm phù hợp cho ứng dụng bởi:

  • Tạo độ chân không cao
  • Công suất hút nhanh
  • Đáp ứng yêu cầu làm việc liên tục
  • Độ bền cao, ít hư hỏng

 

GIẢI PHÁP MÀ ATLAS COPCO MANG LẠI:

GHS VSD+:

– Plug-and-play.

– Các thành phần hoạt động êm, vỏ máy cách âm và truyền động biến tần giúp giảm mức tiếng ồn.

– Điều khiển điểm đặt và biến tần cung cấp mức chân không tối ưu mà không lãng phí năng lượng.

– GHS VSD⁺ có sẵn trong phiên bản Turbo cho chu kỳ nhanh và cấu hình chuyên dụng cũng như phiên bản Humid với khả năng xử lý nước lớn hơn.

 

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về các sản phẩm; dịch vụ bơm chân không:

CÔNG TY CP HYESUNGTECH VIET NAM

VPGD: Số 3 Ngõ Viện Máy, tổ 21 Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Miền Nam: 265 Tỉnh lộ 15, Ấp 1, xã Tân Thạnh Tây, Huyện Củ Chi, TP. HCM

Điện thoại:  0972.294.380 (Mr. Thiện) (Zalo; viber; mobi)

Email: thiennguyen@hyesungtech.com.vn

Website: https://vacuumservices.com.vn/